Abavina - Cộng Đồng Nông Nghiệp Thuận Thiên

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG LÀ GÌ ?

PTCĐ là quá trình mà người dân và chính quyền cùng nổ lực để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và giúp những cộng đồng này hội nhập và đồng thời góp vào đời sống quốc gia Định nghĩa này nhấn mạnh
  • Phát triển đòi hỏi phải có sự nổ lực
  • Đó là sự nổ lực của cả hai phía: người dân và chính quyền
  • Mục đích của phát triển là cải thiện các mặt của đời sống cộng đồng.
  • Hướng tới sự hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia
PTCĐ là quá trình mà một cộng đồng nhận rõ đang có nhu cầu phát triển và sắp xếp ưu tiên, lập kế hoạch, tìm kiếm các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện với sự tự tin và thái độ tự lực. Thông qua đó người dân sẽ phát triển được kỹ năng hợp tác để cùng nhau giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.
Phát triển cộng đồng

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

  1. Đối tượng ưu tiên là những nhóm bị thiệt thòi: người nghèo, ít học, ở vùng sâu,…
  2. PTCĐ dựa trên niềm tin rằng ngay cả những người nghèo nhất cũng có khả năng tự quản lý cuộc sống và phát triển năng lực cá nhân. PTCĐ không đồng ý thái độ đổ lỗi cho nạn nhân bằng những lập luận cá nhân như: “dân trí thấp”, “người nghèo khó tiếp thu”, hay “họ đã quen sống an phận”.
  3. Phát triển phải xuất phát từ ý chí và sức mạnh bên trong cộng đồng còn sự giúp đỡ từ bên ngoài chỉ là yếu tố phụ. Vì vậy người dân cần được thảo luận, ra quyết định và hợp tác hành động để họ dần dần là người chủ động của chương trình hành động đó.
  4. Đáp ứng những nhu cầu bức xúc và mối quan tâm hiện tại của người dân.
  5. Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để dễ dàng thành công, qua đó cũng cố lòng tin của cộng đồng.
  6. Thành lập các nhóm nhỏ trong cộng đồng để cũng có các hình thức hợp tác của người dân.
  7. Tạo điều kiện cho người dân hợp tác và tương trợ lẫn nhau để người dân cảm nhận rõ rệt vai trò kết quả của những đóng góp của mình
  8. Người dân cần có cơ hội: “Hành động – rút kinh nghiệm – hành động mới” để nâng cao năng lực tổ chức và quản lý.
  9. Các nhóm cần được hổ trợ, giúp giải quyết các mâu thuẩn để trưởng thành và làm việc có hiệu quả
  10. Xây dựng sự liên kết với các nhóm và tổ chức khác để có thêm sự hổ trợ và hợp tác vũng mạnh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *