Tiếp xúc với chúng tôi là một phụ nữ ngoài 30 tuổi, trẻ trung, năng động, vừa đậm nét nông dân vừa hoạt bát và nhiều kinh nghiệm, chị Nguyễn Thị Kim Thoa chia sẻ: Bằng tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có từ cộng đồng, tái tạo các giá trị của ông bà xưa, Abavina ưu tiên sử dụng các giải pháp có sẳn, đơn giản, thu hút được sự tham gia của bà con nông dân ngày càng nhiều, từ đó nhân rộng mô hình sản xuất nông sản sạch, vì một môi trường xanh và phát triển bền vững. Cụ thể, Abavina ưu tiên trao đổi giống tại địa phương hoặc mua giống tại các cơ sở giống uy tín. Sử dụng phân bón từ thực vật như: lục bình, bèo, cỏ, rơm,vỏ đậu, chuối,rau muống,… hay phân bón từ động vật: ốc, cá, heo, bò, dơi,… Ngoài ra, Abavina còn sử dụng thêm nguồn vi sinh tự làm từ nguồn trái cây hư của các nhà vườn.
Đồng thời sử dụng các giải pháp bảo vệ thực vật tự nhiên như bột bình bát trừ sâu, dây thuốc cá, dung dịch ớt, tỏi, rừng, dung dịch lá mật gấu,lá sầu đông, sử dụng nấm Trichoderma, vôi phòng bệnh, sử dụng thêm biện pháp che phủ đất như trồng thêm cỏ đậu phộng, rau diệu,… để cải tạo đất, giảm sự phát triển mạnh của cỏ. Phát cỏ định kỳ tấp vào gốc cây nhằm ủ thêm phân xanh cho các vườn, định kỳ bồi đấp sình non 1 năm 1 lần để nâng cao chất lượng đất trồng.
Sau 2 năm thử nghiệm hoạt động, đến năm 2017, Abavina đã xây dựng được cơ bản nền tảng Cộng Đồng Nông Nghiệp Thuận Thiên, là mô hình tập hợp người dân Việt Nam mong muốn tham gia vào hoạt động sản xuất phân phối các sản phẩm nông nghiệp không dùng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học. Đến thời điểm hiện tại, số hộ đang tham gia vào mô hình là 25 hộ Tập trung ở Phong Điền-Cần Thơ và Châu Thành A-Hậu Giang, diện tích 30ha và gần 65 loại sản phẩm. Với các sản phẩm chiến lược là: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, bí đỏ hồ lô, bí đỏ bánh xe. Trái cây theo mùa: đu đủ, ổi, mít,… Một số sản phẩm chế biến: bột chùm ngây, bột ớt, lên men trái giác, lên men trái chùm ruột,… Khách hàng chính của Abavina chủ yếu là các cửa hàng nông sản sạch, các cửa hàng thực dưỡng, các nhà hàng chay, các công ty sản xuất khẩu nông sản chất lượng cap qua Nhật (ớt), Hà Lan (mít non), Ấn Độ (lá chùm ngây)…
Để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Abavina thường xuyên kết nối với các nhà khoa học trong và ngoài nước, các giáo sư, tiến sĩ nông nghiệp thuộc các trường Đại học để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh như: Hội thảo Thanh niên và kinh doanh Xanh tại Đại học Nam Cần Thơ, Tham gia thảo luận hợp tác chuyên giao các mô hình kinh doanh nông nghiệp cộng đồng Abavina tại cá vùng dự án của trung tâm Phát triển nguồn nhân lực tài nguyên môi trường CEN, Giao lưu với các tiến sĩ DƯơng Văn Ni- Khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, phối hợp hỗ trợ cho sinh viên các trường Đại học thực hành nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu sinh, thực hieenjcacs tham luận giưới thiệu mô hình kinh doanh phát triển nông nghiệp cộng đồng dựa vào văn hóa bản địa do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức tại Cần Thơ, Tham gia các hội chợ thương mại quốc tế,…
Nhờ đó hoạt động sản xuất và kinh doanh của Abavina không ngừng tâng lên, với thu nhập bình quân tháng từ 100 đến 200 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động( trong đó có 5 người làm việc bán thời gian và 5 người làm việc chính thức) với mức lương hỗ trợ trung bình 6 triệu đồng/ người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết “Dự kiến kế hoạch phát triển Abavina từ nay đến 2022, với mục tiêu gia tăng 50% tỷ lệ nông dân sản xuất không hóa chấtđược sản xuất và phân phối từ Cộng Đồng Nông Nghiệp Thuận Thiên so với thời điểm tháng 9/2020, Công ty Abavina mong muốn góp phần xây dựng một xã hội nơi mà mọi người dân đều có năng lực làm chủ và sống hài hòa với môi trường.
Tác giả: Lê Thị Kim Bảy – Phòng đoàn thể và các hội.