Abavina - Cộng Đồng Nông Nghiệp Thuận Thiên

ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CÔN TRÙNG, DỊCH BỆNH VÀ CỎ DẠI MÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC HÓA HỌC [P4]

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU LÊN THỰC VẬT

Giáo sư Chaboussou đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của thuốc trừ sâu lên khả năng kháng lại sâu bệnh của cây. Rất nhiều nhà khoa học khác cũng đã bắt đầu chú ý đến điều kỳ lạ này kể từ khi quy mô sử dụng thuốc trừ sâu nổi lên vào những năm 1950. Nhưng càng sử dụng thuốc trừ sâu thì vấn đề sâu bệnh lại càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn một cách bí ẩn, chưa kể đến thuốc trừ sâu cũng làm chết nhiều thiên địch có ích.

Chaboussou tìm ra rằng thuốc trừ sâu làm thay đổi đặc tính sinh lý tự nhiên của cây trồng, làm cho khả năng kháng lại sâu bệnh yếu đi, giống như thuốc trừ côn trùng organo- chlorine đã tác động xấu đến quá trình trao đổi sinh lý bình thường của con người. Cây bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu sẽ tạo ra ngày càng nhiều axit amin (đạm hòa tan). Tất cả những thuốc trừ sâu mà Chaboussou đã kiểm tra điều làm cây gia tăng hàm lượng nitơ, nhưng đồng thời lại thiếu hụt boron, một nguyên tố rất quan trọng để giúp cây kháng lại sâu bệnh.

NHỮNG RỐI LOẠN SINH LÝ KHÁC Ở THỰC VẬT

Bất cứ sự tác động nào làm thay đổi quá trình cân bằng trao đổi chất của cây đều làm yếu hệ miễn dịch và cây gửi đi tín hiệu làm sâu bệnh tấn công. Những tác nhân này có thể là gió mạnh, thiếu thoáng khí, lạnh, sương giá, nhiệt độ, cháy nắng, đất thiếu dưỡng khí, độ ẩm quá thấp, động vật khác gây hại và dụng cụ canh tác gây tổn thương cây. Áp lực cây do khô hạn cũng đã được chứng minh là nhân tố làm thực vật dễ nhiễm sâu bệnh.

Bài viết tham khảo từ tài liệu: Ứng Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Côn Trùng, Dịch Bệnh Và Cỏ Dại Mà Không Cần Dùng Thuốc Hóa Học do Alan Broughton – Giảng dạy và nghiên cứu sinh thái học nông nghiệp Hội Nông Nghiệp Hữu Cơ (Úc) biên soạn và được hiệu chỉnh, dịch bởi Phạm Tấn Đạt – Thành viên nghiên cứu thuộc nhóm Mekongorganic.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *