Abavina - Cộng Đồng Nông Nghiệp Thuận Thiên

SẦU RIÊNG RI 6 & & CÁCH ABAVINA TRỒNG THUẬN TỰ NHIÊN

LOẠI CÂY TRỒNG

Sầu riêng là cây thân gỗ lâu năm thuộc họ cẩm quỳ trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Nó được xem là vua của các loại trái cây do hương vị đặc trưng và lượng dinh dưỡng cao. Sầu riêng có hàm lượng protein, glucid, lipid, chất khoáng đều cao hơn so với các loại trái cây khác. Chúng ta không khó để nhận biết vì khi ăn sầu riêng thường rất dễ có cảm giác no. Sầu riêng có nhiều loại khác nhau với màu thịt trái đa dạng: màu vàng mỡ gà, vàng, đỏ, v.v… Hình dáng trái từ tròn cho tới elip. Mùi vị có chung đặc điểm là mùi thơm nồng và vị ngọt béo đậm đà. Một số người không ngửi được mùi của sầu riêng nên gọi là mùi trứng thối.

Sầu riêng phân bố nhiều ở Indonesia, Mã Lai và Brunei. Những nơi này được xem là nơi bản địa của sầu riêng. Tuy nhiên, sầu riêng có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Thái Lan, Philippines, Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka và một phần của Hawaii. Thái Lan là đất nước nổi tiếng về xuất khẩu sầu riêng.

Ở Việt Nam sầu riêng phân bố tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Đăk Lăk, Lâm Đồng với hai giống chính là Ri 6 và Mongthong. Còn lại phân bố rải rác do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng.

GIỐNG SẦU RIÊNG

Sầu riêng Ri 6

MÙA VỤ CỦA SẦU RIÊNG

Sầu riêng chính vụ thường cho thu hoạch vào khoảng Tết đoan ngọ hàng năm (từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch)

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG

Diện tích: 1000m vuông

Số lượng: 13 cây

QUY TRÌNH CANH TÁC SẦU RIÊNG

Chuẩn bị đất trồng

Sầu riêng là loại cây trồng thích hợp với đất phù sa nhiều hữu cơ, bộ rễ đâm sâu nhưng không thích ngập úng.

Đất trồng sầu riêng cần đắp bầu cao, khử khuẩn bằng vôi, bón lót nhiều phân hữu cơ tưới nước 20 – 30 ngày trước khi xuống giống.

Chọn giống và gieo trồng

Cây ươm hạt từ hạt to khỏe không nhiễm sâu bệnh. Gieo trồng trên các bầu đất cao, mương liếp thoát nước tốt.

Chăm sóc sầu riêng như thế nào?

Tưới nước

Sầu riêng là cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng, do đó chế độ tưới nước cho cây phải hợp lý. Tạo mương thoát nước cho vườn, để mùa mưa nước không bị ngập úng, mùa nắng làm nơi dự trữ nước, giúp điều hòa và chủ động lượng nước tưới trong vườn.

Trong thời kì trước khi ra bông, khoảng 2 – 3 ngày tưới nước một lần với lượng nước tưới thấp. Đến thời kỳ đậu trái tăng lượng nước vì nhu cầu nước tưới của cây lúc này cao, thiếu nước không đủ độ ẩm thì cây sẽ bị rụng trái. Ở thời kì trái chín, nhu cầu độ ẩm của cây giảm, giảm lại lượng nước tưới để trái không bị chín trễ.

Làm cỏ

Do là cây ưa ẩm nên mùa nóng không làm sạch cỏ, chỉ dùng máy phát cỏ và chừa lại một lớp cỏ mỏng để giữ ẩm cho cây. Mùa mưa làm cỏ xung quanh gốc, không để cỏ tủ quanh gốc quá nhiều vì sẽ làm cây dễ bị bệnh.

Bón phân

Lần 1: sau khi thu hoạch, tỉa cành và bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục kèm phân dơi hữu cơ, tưới nước sau khi bón phân cho bộ lá khỏe mạnh và phục hồi sau khi cây cho trái.

Lần 2: trước khi cây ra bông 25 – 30 ngày: bón thúc bằng phân hữu cơ ủ từ thân chuối và rỉ mật đường, bổ sung phân dơi.

Lần 3: khi cây hình thành trái nhỏ (bằng quả chôm chôm): bón phân chuồng hoai (phân gà, phân dê), kali từ thân chuối và rỉ mật, bón bổ sung chủng vi sinh trichoderma, bacillus.

Lần 4: khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch tiếp tục bón bổ sung phân hữu cơ giúp trái phát triển đều đẹp và không bị sượng.

Tỉa cành, tạo tán

Để cây phát triển cân đối cần tỉa cành tạo tán cho cây. Tỉa đi các cành sâu bệnh, cành thừa, cành chậm phát triển, không có khả năng cho trái để tập trung nuôi các cành có khả năng cho trái, cành khỏe. Việc cắt bỏ cành cũng giúp  tán cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

Việc tạo tán còn giúp bộ khung của cây khỏe hơn, các cành được phân bố đều, cây không bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Sau khi cắt cành, vệ sinh vết cắt bằng việc quét vôi để vết cắt không bị nấm bệnh tấn công.

Dọn sạch tất cả các cành bị cắt ra khỏi vườn và tiêu hủy. Nhất là các cành bệnh để tránh lây lan.

Sâu, bệnh hại thường gặp trên sầu riêng

Sâu hại thường gặp trên sầu riêng gồm: rầy phấn, nhện  đỏ, rầy lửa, sâu đục thân, đục cành.

Các bệnh thường gặp trên sầu riêng chủ yếu do nấm Phytophthora palmivora gây nên như xì mủ gốc, xì mủ thân, thán thư.

Phương thức phòng ngừa: cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Bồi đắp hữu cơ hàng năm và thường xuyên để cây khỏe và có khả năng kháng bệnh.

Thu hoạch và bảo quản sầu riêng

Sầu riêng được thu hoạch khi vỏ chuyển từ màu xanh sang màu vàng đồng nhạt. Dùng dao cắt cuống trái để vào giỏ vận chuyển. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Sầu riêng Ri 6 khi trái còn non, thuôn tròn, da xanh, gai nhỏ và khít. Khi chín trái nặng từ 3 – 5kg, múi nở to, rõ ràng, gai thưa, vỏ màu vàng đồng nhạt. Thịt sầu riêng Ri 6 màu vàng nhẹ, khô ráo, dày cơm hạt lép, vị ngọt và béo, hương thơm nhẹ nhàng.

Sầu riêng Ri 6 Abavina
Sầu riêng Ri 6 Abavina

CÁCH SỬ DỤNG

Thịt sầu riêng: ăn tươi, làm sinh tố, làm bánh, làm kẹo, v.v…

Hột sầu riêng luộc chín ăn thơm dẻo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *